Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an

Quản lý chi thường xuyên

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

 

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ iii
MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP 5

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
1.2. Lý luận chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại cơ sở y tế công lập 8
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết quản lý chi thường xuyên NSNN tại cơ sở y tế công lập 8
1.2.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN tại cơ sở y tế công lập .. 15
1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN tại một số cơ sở y tế công lập và bài học cho BV 19-8 BCA 26
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN tại một số cơ sở y tế công lập 26

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 31
2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 32
2.2.1. Phương pháp thống kê, mô tả 32
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chỗ 33

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN 36

3.1. Khái quát tình hình Bệnh viện và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN tại Bệnh viện 19-8 BCA 36
3.2. Tình hình quản lý chi thường xuyên NSNN tại Bệnh viện 19-8 47
3.2.1 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên NSNN 47
3.2.2. Thực trạng việc thực hiện chi thường xuyên NSNN 49
3.2.3. Quyết toán chi thường xuyên NSNN 66
3.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chi thường xuyên NSNN 70
3.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Bệnh viện 19-8 BCA 74
3.3.1 Ưu điểm 74
3.3.2. Hạn chế 76

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNQUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTẠI BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN 81

4.1. Bối cảnh mới và phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Bệnh viện 19-9 Bộ Công an 81
4.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN tại BV 19-8 BCA 81
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an 83
4.2. Giải pháp hoàn thiện hệ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an. 85
4.2.2. Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo tài chính 87
4.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát quy trình sử dụng NSNN tại các khoa phòng trong BV, sử dụng có hiệu quả và giám sát chặt chẽ các khoản chi 89
4.2.4. Kiện toàn công tác quản lý và sử dụng tài sản 90
4.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác quản lý tài chính, sắp xếp lại bộ máy kế toán, mở rộng ứng dụng công nghệ vào quản lý. 90
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

MỞ ĐẦU

Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi việc sử dụng nguồn ngân sách có hiệu quả đặc biệt là chi ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng của nhà nước, điều tiết nền kinh tế đảm bảo thực hiện sứ mệnh của mình, góp phần ổn định phát triển kinh tế – xã hội. Ngành y tế trong những năm gần đây được coi là một ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Đầu tư cho y tế không phải là tiêu phí mà là đầu tư cơ bản, đầu tư cho sự phát triển và thực hiện an sinh xã hội Nguồn ngân sách của nhà nước cấp hàng năm cho lực lượng công an nói chung và khối y tế công an nói riêng ngày càng được quan tâm và chiếm tỷ lệ không nhỏ.

2. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn hướng tới việc nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
– Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Bệnh viện 19-8BCA giai đoạn 2015-2017 đã diễn ra như thế nào và đạt được kết quả gì?

– Phòng Tài chính kế toán cần làm gì để hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong thời gian tới tại BV 19-8 BCA.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và phân tích thực trạng về quản lý chi thường xuyên NSNN tại các cơ sở y tế công lập đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tạiBệnh viện 19-8 BCA vừa đảm bảo mục tiêu Kinh tế – Xã hội vừa đảm bảotiết kiệm và hiệu quả.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN và quản lý chi NSNN. 
– Phân tích thực trạng tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách tại Bệnh viện 19-8 BCA.
– Đề xuất phương hướng nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
 hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an
4.2 Phạm vi nghiên cứu:– Về không gian: Nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của quản lý chi thường xuyên NSNN theo chu trình với chủ thể quản lý là Phòng Tài chính Kế toán Bệnh viện 19-8 Bộ Công an.
– Về thời gian: Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách tại BV 19-8 Bộ Công an giai đoạn 2015-2017.
– Về nội dung: Công tác quản lý chi ngân sách là một đề tài rộng. Vì vậy tác giả chỉ nghiên cứu quản lý chi NSNN tại Bệnh viện 198 Bộ Công an dưới góc độ quản lý chi thường xuyên nguồn NSNN cấp.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận; các danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn gồm bốn chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại cơ sở y tế công lập.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại BV 19-8 BCA.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.1. Công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài
Y tế đóng vai trò rất quan trọng trong Khám chữa bệnh và thực hiện công tác đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy phần lớn nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế do NSNN cấp.
Chi NSNN giữ vai trò quan trọng nhằm ổn định tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Nó càng quan trọng hơn khi nguồn NSNN đang thiếu hụt đòi hỏi việc sử dụng nguồn NSNN đặc biệt là nguồn kinh phí thường xuyên cho các khoản chi phải tiết kiệm và hiệu quả.
Quản lý NSNN là một nội dung trọng yếu của quản lý tài chính, do nhà nước điều hành và là một mặt quan trọng của quản lý kinh tế – xã hội. Đây là chủ đề được quan tâm và có nhiều nghiên cứu khá sâu rộng. Trong lĩnh vực quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi NSNN cho các cơ sở khám chữa bệnh nói riêng đã được các nhà nghiên cứu chứng minh rằng việc quản lý chi NSNN không hiệu quả sẽ dẫn đến nền kinh tế bất ổn. Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại thư viện, website công trình nghiên cứu khoa học; đó là các đề tài, luận văn, bài báo và các giáo trình giảng dạy để có thể tham khảo như sau:
– Phạm Thị Thanh Hương (2017) Đề tài nghiên cứu Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt nam. Luận án Tiến sỹ kinh tế Học viện Tài chính. Nghiên cứu đã hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về quản lý NSNN và định hướng quản lý NSNN tại các bệnh viện công ở Việt Nam để có những giải pháp phù hợp, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN. Từ đó xác định cơ chế quản lý tài chính quyết định đến toàn bộ công tác quản lý tài chính tại bệnh viện công.
Luận án đã phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của cơ chế quản lý tài chính các Bệnh viện công ở một số nước trên thế giới vận dụng vào Việt nam. Thông qua nghiên cứu các lý luận thực tiễn tác giả đưa ra quan điểm và mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công. Xác định quan điểm đổi mới cơ chế quản lý tài chính phải có lộ trình cụ thể và có sự đồng bộ với các cơ chế chính sách có liên quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công hiệu quả hơn.
– Vương Thị Hải Anh (2016) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở Khám chữa bệnh thuộc sở y tế trên địa bàn Hà nội. Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý luận về chi ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước tại cơ sở y tế công lập, chỉ ra được thực trạng quản lý chi NSNN tại các cơ sở Khám chữa bệnh thuộc sở y tế Hà Nội. Tác giả đã vận dụng lý thuyết khoa học quản lý xây dựng quy trình quản lý chi ngân sách cho cơ sở Khám chữa bệnh thuộc sở y tế Hà Nội hướng đến mục tiêu quản lý chi ngân sách hiệu quả hơn. Từ đó đưa ra các giải pháp đồng bộ giúp cơ quan chính quyền và các cơ quan tham mưu trên địa bàn thành phố Hà Nội thay đổi tư duy nhận thức áp dụng đồng bộ các giải pháp đề ra để đạt tốt hơn mục tiêu quản lý chi NSNN tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội.
– Đỗ Thị Thành (2015). Tăng cường quản lý tài chính tại BV Đa khoa huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Nghiên cứu trình bày nội dung quy chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp; quan tâm đến hoàn thiện quy chế quản lý tài chính của các BVcông; tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại BV đa khoa huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương nhằm làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tàichính; trên cơ sở đó tác giả đưa ra quan điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý tài chính tại BV huyện Gia Lộc trong những năm tới.
– Vũ Thị Thu Trang (2017). Quản lý tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an. Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn đã hệ thống hóa có chọc lọc một số vấn đề cơ bản liên quan đến quản lý tài chính tại bệnh viện công lập như: khái niệm, đặc điểm, vai trò cảu bệnh viện công lập các các nội dung quản lý. Trên cơ sở nghiên cứu tác giả đã chỉ ra được các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an từ đó rút ra một số kết quả đạt được. Trên cơ sở phân tích phương hướng quản lý tài chính tại đơn vị nghiên cứu tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an.

1.1.2. Nhận xét chung về các công trình cần nghiên cứu và khoản trống cần nghiên cứu

Từ những nội dung của các đề tài tham khảo, tác giả đã phần nào có những định hướng căn bản cho việc xây dựng đề cương luận văn của mình. Nhìn chung các đề tài trên đã được nghiên cứu chi tiết về nội dung và được trình bày khá cụ thể và căn bản về mặt lý thuyết, những chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác quản lý tài chính của đơn vị cụ thể.
Những kết quả nghiên cứu trên có những giá trị nhất định làm cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi. NSNN đối với cơ sở y tế công lập nói riêng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu khoa học mới chỉ đưa ra các giải pháp chung và các giải pháp cho đơn vị cụ thể, chưa có giải pháp thực tế cóthể áp dụng đối với công tác quản lý tài chính tại các đơn vị thuộc lực lượng an ninh quốc phòng, đặc biệt là công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại các cơ sở y tế công lập thuộc khối y tế CAND cụ thể là BV 19-8 BCA.
Trên cơ sở thừa kế kết quả đạt được trong các công trình nghiên cứu, tác giả đi sâu nghiên cứu quản lý chi NSNN thông qua quá trình lập dự toán, quyết toán và kiểm soát chi NSNN tại BV 19-8 BCA. Nghiên cứu tiếp thu và kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố có liên quan để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.

1.2. Lý luận chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại cơ sở y tế công lập

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết quản lý chi thường xuyên NSNN tại cơ sở y tế công lập
1.2.1.1. Khái niệm
 Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước (Điều 4 Luật NSNN năm 2015)
Xét về biểu hiện bên ngoài: NSNN được chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm và là một bản dự toán thu.
Xét về bản chất kinh tế: NSNN là mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Điều đó thể hiện thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng NSNN một cách bền vững, các chủ thể quản lý tài chính công phải giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước và các chủ thể trong nền kinh tế nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về kinh tế – xã hội.

quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
dịch vụ viết thuê luận văn

Hãy đồng hành với Luận Văn MBA88 để nhận sự phục vụ tốt nhất.

Để nhận bài đầy đủ xin khách hàng liên hệ:

Zalo: 0923. 73. 53. 63

Mail: Thacsi888@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *