HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
————————–

 

HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

 

Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20

 

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MINH TÂM

MỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắt i
Danh mục bảng biểu ii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ iii
LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1. Hoạt động huy động vốn của NHTM 7
1.1.1. Khái niệm huy động vốn của NHTM 7
1.1.2. Mục tiêu trong công tác huy động vốn của NHTM 9
1.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM 11
1.2.1 Huy động vốn từ hoạt động tiền gửi 11
1.2.2 Huy động vốn thông qua thị trường tiền tệ 16
1.2.3 Huy động vốn thông qua hoạt động đi vay………………………..17 1.3 Hiệu quả huy động vốn của NHTM 20
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn 20
1.3.2 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 21
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM 27
1.4.1 Nhân tố khách quan 27
1.4.2 Nhân tố chủ quan 29

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 34

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 34
2.1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt dộng của ngân hàng 35
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2011 – 2013 38
2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 48
2.2.1 Qui mô, cơ cấu nguồn vốn huy động 48
2.2.2 Chi phí vốn huy động………………………………………………52
2.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn 55
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 61
2.3.1 Những kết quả đạt được 61
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 64

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 74

3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2015 74
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 76
3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, hình thành cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý 76
3.2.2 Mở rộng mạng lưới kênh phân phối và các phòng giao dịch phục vụ cho công tác huy động vốn 81
3.2.3 Hoàn thiện chính sách lãi suất linh hoạt đối với các nguồn vốn huy động 82
3.2.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng 84
3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên 86
3.2.6 Đổi mới công nghệ 88
3.3 Kiến nghị 89
3.3.1 Đối với chính phủ 89
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 90
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 

STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 ATM Thẻ rút tiền tự động
2
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3 CDs Chứng chỉ tiền gửi
4 GTCG Giấy tờ có giá
5 LC Tín dụng thư
6 NHNN Ngân hàng Nhà nước
7 NHTM Ngân hàng thương mại
8 NHTW Ngân hàng trung ương
9 NVHĐ Nguồn vốn huy động
10 TGTK Tiền gửi tiết kiệm
11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
12 TMCP Thương mại cổ phần
13 USD Đô la Mỹ
14 VNĐ Đồng Việt Nam
15 VHĐ Vốn huy động

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

STT Bảng Nội dung Trang

1
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của một số ngân hàng Việt Nam
40

2
Bảng 2.2 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giai đoạn 2011-2013
43

3
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013
47
4 Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011-2013 49
5 Bảng 2.5 Chi phí trả lãi vốn huy động 53
6 Bảng 2.6 Chi phí trả lãi/ Tổng vốn huy động 53
7 Bảng 2.7 Chi phí phi lãi/ Tổng vốn huy động 55
8 Bảng 2.8 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động 56

9
Bảng 2.9 Tình hình huy động và sử dụng vốn trung – dài hạn
57
10 Bảng 2.10 Tình hình huy động và sử dụng vốn ngắn hạn 58
11 Bảng 2.11 Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn 59
12 Bảng 2.12 Chênh lệch lãi suất bình quân 60

 

 

 

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

 

STT Sơ đồ Biểu đồ Nội dung Trang

1
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
37
2 Biểu đồ 2.1 Tổng huy động vốn giai đoạn 2011-2013 39
3 Biểu đồ 2.2 Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2011-2013 41
4 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2011-2013 42
5 Biểu đồ 2.4 Tổng dịch vụ thanh toán giai đoạn 2011-2013 45
6 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 50
7 Biểu đồ 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng 51
8 Biểu đồ 2.7 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền 52

9 Biểu đồ 2.8 Quan hệ giữa tổng vốn huy động và tổng dư nợ giai đoạn 2011-2013 63

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với các ngân hàng thương mại – loại hình doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ thì nguồn vốn có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng thì huy động vốn là hoạt động chủ yếu nhằm tăng quy mô nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Huy động vốn là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng. Từ khi các ngân hàng ra đời thì nghiệp vụ huy động vốn đã gắn liền với các hoạt động của nó, trải qua quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng thì nghiệp vụ huy động vốn cũng được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hiệu quả huy động vốn được các ngân hàng quan tâm không chỉ vì nó là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng mà còn vì nó là một trong những hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó trong mọi giai đoạn, nâng cao hiệu quả huy động vốn luôn là vấn đề được các NHTM chú trọng hàng đầu.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là NHTM lâu đời nhất Việt Nam và đã khẳng định được vị thế trên thị trường. Trong xu thế hội nhập, ngân hàng cũng đã có những đổi mới không chỉ về vốn, quy mô mà cả về phương châm hoạt động, mô hình quản lý. Tuy nhiên, đứng trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sự gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO (tháng 1 năm 2007), BIDV không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng trong nước và các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường vốn tại Việt Nam. Thêm vào đó, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang phải đối diện với sự khan hiếm về vốn trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hiện nay. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng thực trạng hiệu quả huy động vốn

của BIDV, tận dụng những cơ hội, phân tích những khó khăn, thách thức để đưa ra những định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình trong quá trình hội nhập kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian vừa qua tại BIDV, hiệu quả huy động vốn đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiệu quả huy động vốn tại BIDV vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ trong và ngoài nước diễn biến phức tạp như: lạm phát cao, giá xăng dầu tăng, thị trường vàng chao đảo, thị trường bất động sản đóng băng, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách trần lãi suất huy động…cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng. Vì thế, để có thể giữ vững và phát triển hơn nữa, BIDV phải
có những chính sách điều chỉnh thích hợp trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được tôi chọn làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Hoạt động huy động vốn được coi là hoạt động tiền đề trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề huy động vốn của các ngân hàng, từ các công trình tập trung nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại một chi nhánh ngân hàng tới các công trình thực sự đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả công tác huy động vốn của cả một hệ thống ngân hàng. Có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu về huy động vốn của các tác giả đi trước như:
Trong luận văn: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hai Bà Trưng” viết năm 2000 của thạc sỹ Phạm Thanh Thanh tác giả đã nêu lên được thực trạng huy động

vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Hai Bà Trưng, đưa ra được các giải pháp toàn diện để góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng. Tuy nhiên, vì luận văn chỉ nghiên cứu trên khía cạnh nhỏ là hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân nên chưa đề cập được một cách toàn diện về hiệu quả huy động vốn của các NHTM.
Trong luận văn nghiên cứu của thạc sỹ Nguyễn Tuấn Khanh với đề tài: “Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” viết năm 2000, đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung, đánh giá được vai trò của việc tăng cường hoạt động huy động vốn đối với sự phát triển của một ngân hàng, đưa ra được các giải pháp toàn diện để góp phần tăng cường công tác huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, vì luận văn được nghiên cứu năm 2000 khi nền kinh tế Việt Nam mới bắt đầu hội nhập vào kinh tế quốc tế và công nghệ ngân hàng thì chưa phát triển mạnh nên luận văn mất đi phần nào tính thực tiễn của nó.
Phát triển thêm các ý tưởng góp phần hoàn thiện và nâng cao hoạt động huy động vốn trong các NHTM, thạc sỹ Nguyễn Thị Thủy đã đi sâu nghiên cứu đề tài “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ” viết năm 2011. Với đề tài này tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng và hệ thống NHTM trên thị trường nói chung. Tuy nhiên, luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, phân tích về hiệu quả huy động vốn còn mờ nhạt, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chưa rõ.
Các công trình nói trên nhìn chung đã đi sâu phân tích và đưa ra được hệ thống các hoạt động huy động vốn; các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn khác nhau thì hiệu quả huy động vốn của mỗi ngân hàng cũng khác nhau. Sự biến động trên thị trường luôn là tác nhân làm cho tình hình kinh doanh cũng như tâm lý của các đối tượng tham gia các hoạt động trong nền kinh tế thay đổi, đặc biệt là các đối tượng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước, căn cứ vào thực tại sự biến động của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời gian gần đây mà tôi lựa chọn đề tài “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để có thể làm rõ hơn sự tác động của các nhân tố trên thị trường tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tạo nguồn cung cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Khái quát về thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ đó, đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Nhiệm vụ:
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của NHTM.
– Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để chỉ ra được những kết quả đạt được cùng những hạn chế và nguyên nhân gây ra.

– Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
– Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2011 – 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu hiệu quả huy động vốn bằng cách kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tài liệu để giải những quyết vấn đề đặt ra trong luận văn.
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ, báo cáo thường niên, trung tâm công nghệ thông tin, báo cáo tài chính phòng Tài chính – Kế toán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

6. Những đóng góp của luận văn

Đã có rất nhiều luận văn, luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề hiệu quả huy động vốn trong các ngân hàng thương mại, kế thừa những luận văn đó và nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn cùng với quá trình làm việc thực tế của bản thân, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này nhằm làm rõ hơn vai trò của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn đối sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại. Luận văn đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả huy động vốn, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Thông qua đó phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, đề xuất được các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung.

 

7. Kết cấu của luận văn

Với vấn đề nghiên cứu trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

 

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

 

1.1. Hoạt động huy động vốn của NHTM
1.1.1. Khái niệm huy động vốn của NHTM
Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạt động của các NHTM. Trong giai đoạn sơ khai của hoạt động ngân hàng, những nghiệp vụ này chỉ đơn thuần là hoạt động cất giữ các tài sản có giá nhằm mục đích đảm bảo an toàn, và lúc này, người phải trả phí là người gửi tiền chứ không phải là các ngân hàng, các khoản tiền chỉ được xem đơn thuần là vật được kí gửi chứ hoàn toàn không đóng vai trò là nguồn vốn đối với các ngân hàng thương mại. Tiền lúc này không được xem là tiền tệ theo đúng nghĩa của nó, vì không có khả năng luân chuyển, không sinh ra được lợi nhuận. Khi nhu cầu tín dụng gia tăng, nghiệp vụ ngân hàng phát triển, vị thế đó bị đảo ngược: ngân hàng là người phải trả phí (lãi suất), và nguồn tiền được kí gửi thay đổi vai trò của nó, trở thành nguồn vốn khả dụng và lớn nhất của các NHTM hiện nay. Chính vì vậy, trái ngược với quá khứ – ngân hàng là người phải đi nài nỉ khách hàng gửi tiền và là người bị động trong quan hệ này thì hiện nay hầu hết tất cả các ngân hàng đều có các chính sách, phương thức để lôi kéo nguồn tiền gửi này và chính vì vậy các phương thức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng, phong phú và đa dạng hơn. Có thể nói, hiện nay, hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng và liên quan đến sự sống còn của các NHTM.

Hãy đồng hành với Luận Văn MBA88 để nhận sự phục vụ tốt nhất.

Liên hệ:

Zalo: 0923. 73. 53. 63

Mail: Thacsi888@gmail.com

Để nhận bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây

Tải bài

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *