ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———-*****———
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU i
DANH MỤC CÁC HÌNH ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN 7
1.1. ĐẦU TƯ XDCB VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XDCB. 7
1.1.1. Khái niệm và các hình thức đầu tư xây dựng cơ bản 7
1.2. Hiệu quả đầu tư XDCB và nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn cấp huyện 17
1.2.1. Khái niệm và nội dung hiệu quả đầu tư XDCB. 17
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB của một số huyện và bài học rút ra cho huyện Tam Dương – Vĩnh Phúc. 20
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC 24
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XDCB TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG 24
2.1.1. Khái quát về Kinh tế – Xã hội tại huyện Tam Dương – Vĩnh Phúc. 24
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế – Xã hội 28
2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dương 44
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XDCB TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC 45
2.2.1. Quy mô vốn xây dựng cơ bản 48
2.2.3. Nguồn vốn XDCB tại huyện Tam Dương 51
2.2.4. Đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành 51
2.2.5. Công tác quản lý nhà nước về XDCB. 52
2.2.6. Hiệu quả kinh tế – Xã hội. 57
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG 59
3.1 Phương hướng chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Tam Dương giai đoạn 2016 – 2020 59
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu đầu tư 59
3.1.2 Đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng trọng điểm 59
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Tam Dương 63
3.2.1. Giải pháp trong huy động vốn đầu tư XDCB 63
3.2.2 Cải tiến phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hàng năm… 65
3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán 65
3.2.4 Quản lý chặt chẽ trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu 66
3.2.5 Quản lý tốt việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư 68
3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng 68
3.2.7 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch 70
3.2.8 Hoàn thiện các văn bản pháp lý về công tác đầu tư XDCB 71
3.2.9. Về chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản 73
3.2.10. Chú trọng công tác đào tạo 74
3.2.11. Nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Dân số trung bình của Tam Dương năm 2012 – 2014 29
Bảng 2.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của huyện Tam Dương giai đoạn 2011 – 2014 49
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB của huyện Tam Dương giai đoạn 2011 – 2014 50
Bảng 2.4. Các nguồn vốn huy động từ các nguồn giai đoạn 2011 – 2014 51
Bảng 2.5. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành 52
Bảng 2.6: Năng lực cán bộ phụ trách xây dựng cơ bản của các xã, thị trấn trong huyện giai đoạn 2011-2014 55
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1:. Trình tự trong hoạt động đầu tư XDCB 13
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc 25
Hình: 2.2: Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Tam Dương 39
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, đặc biệt được sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) và nguồn huy động từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc, công tác đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) ở huyện Tam Dương thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm cho diện mạo của huyện ngày một đổi mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bước hiện đại hoá và hệ thống “Điện – Đường – Trường – Trạm” đang được đầu tư xây dựng đã tạo tiền đề cho KT-XH huyện tăng trưởng, hoà nhập chung vào sự phát triển của tỉnh và cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản, còn có những tồn tại và hạn chế như: Đầu tư manh mún, dàn trải, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản, một số dự án còn có chất lượng chưa cao…dẫn đến kém hiệu quả và làm cho hiệu quả các công trình, hạng mục công trình không phát huy hết như mục tiêu ban đầu. Tam Dương là một huyện thuần nông có nền kinh tế với xuất phát điểm thấp, Vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của ngân sách cấp trên, nên việc nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB mang tính cấp thiết. Thời gian suy thoái kinh tế đã diễn ra trên toàn thế giới và Việt Nam cũng nằm trong vòng suy thoái đó. Ngày 15/10/2011 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành chỉ thị số: 1792/2011/CT-TTg nhằm: “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản; tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm; Hoàn thành trả nợ xây dựng cơ bản các công trình, hạng mục công trình hoàn thành….trong điều kiện nguồn vốn cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản sẽ hạn hẹp”.
Từ những cơ sở trên đặt ra yêu cầu, cần phải nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản, đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn không thể giải quyết triệt để cùng một lúc. Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và hoàn thiện việc nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB, tác giả đã chọn đề tài ” Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc: thực trạng và giải pháp” để làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và phân tích một số tồn tại, vướng mắc, khó khăn thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dương làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng trong thời gian vừa qua để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dương nhìn từ góc độ của cơ quan quản lý.
Phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dương giai đoạn 2011 – 2014, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB . Đảm bảo sử dụng vốn đầu tư hiệu quả và định hướng, hoạch định công tác quả lý đầu tư trong tương lai.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dương giai đoạn 2011 –2014 (Các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước). Dưới góc nhìn của cơ quản quản lý nhà nước.
b. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả đầu tư XDCB, bao gồm nhiều nội dung và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên đề tài tập
trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả đầu tư XDCB thực hiện từ vốn ngân sách nhà nước tại huyện Tam Dương giai đoạn 2011 – 2014.
– Về không gian
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu các công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc.
– Về thời gian
+ Số liệu thứ cấp: đề tài nghiên cứu hiệu quả đầu đầu tư XDCB từ năm 2011 – 2014.
c. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh, các phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế.
Vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng theo các văn bản quy phạm ban hành.
Nghiên cứu số liệu thứ cấp các tài liệu thống kê, báo cáo các Dự án đầu tư, Hồ sơ, công tác Quản trị dự án đầu tư Công trình xây dựng hiện thời.
+ Số liệu thống kê hàng năm do phòng Thống Kê huyện cung cấp.
+ Số liệu báo cáo hàng năm do phòng Tài chính – Kế hoạch cung cấp.
+ Số liệu chi tiết các hoạt động xây dựng cơ bản tại địa phương do Ban quản lý dự án huyện Tam Dương cung cấp.
+ Kế thừa kết quả báo cáo kinh tế – xã hội hàng năm của UBND huyện Tam Dương.
4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
a. Tổng quan.
Quản trị dự án đầu tư để thực hiện công tác đầu tư Dự án và lựa chọn cho quá trình đầu tư Dự án được chính xác, Quản trị dự án là hoạt động quan trọng trong quá trình hình thành và thực hiện dự án, là công cụ thực hiện và ra quyết định đầu tư phù hợp. Có nhiều chủ thể tham gia và ảnh hưởng tới quá trình Quản trị dự án đầu tư như: các doanh nghiệp với vai trò là đơn vị thực hiện các hoạt động XDCB, nhà nước mà đại diện là các cơ quan quản lý nhà nước, là Chủ đầu tư (CĐT), các tổ chức tư vấn…Nghiên cứu hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản đã có các công trình nghiên cứu và lý luận theo nhiều chủ đề. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ nghiên cứu tập trung chủ yếu ở việc xem xét, bàn luận về các kỹ thuật phân tích đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động XDCB ở các góc độ khác nhau:
b. Tình hình nghiên cứu.
Hiện nay đã có nhiều tác giả, nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó có một số công trình tiêu biểu như sau:
– Nguyễn Hồng Minh, “Phân tích hiệu quả đầu tư” Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội 1993.
– Thế Đạt – Minh Anh, “Đầu tư và Hiệu quả”, Nxb Lao Động, 1993.
– Trương Quốc Cương, “Một số vấn đề xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư”, Tạp chí Ngân hàng số: 22 tháng 11/1998.
– Phan Tất Thứ, “Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2005.
– Trịnh Đình Dũng, “Những giải pháp chủ yếu khắc phục thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000.
– TS. Lê Hùng Sơn, “Biện pháp góp phần chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường đại học Kinh tế quốc dân số 3/năm 2006.
– Nguyễn Đẩu, “Hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999.
Nhìn chung các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên đến nay tại tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Tam Dương nói riêng chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này.
Trong qúa trình thực hiện tác giả đã kế thừa, học tập những ưu việt của các công trình nghiên cứu trước đó để hoàn thành luận văn của mình.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
– Hệ thống hóa các lý thuyết về đầu tư nói chung, đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng vai trò của nó đối với tăng trưởng phát triển kinh tế.
– Trình bày và phân tích một số chỉ tiêu đánh giá cụ thể về hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011
– 2014.
– Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở điều kiện đặc thù riêng của địa phương.
6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản.
8. KẾT CẤU LUẬN VĂN.
Tên luận văn ” Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc: thực trạng và giải pháp”
Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng cơ bản
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư XDCB tại huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2014.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB tại huyện Tam Dương.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1. ĐẦU TƯ XDCB VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XDCB.
1.1.1. Khái niệm và các hình thức đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1.1. .1. Khái niệm đầu tư XDCB.
Đầu tư là việc bỏ vốn nhằm đạt được một hoặc một số mục đích cụ thể nào đó của người sở hữu vốn (hoặc người được cấp có thẩm quyền giao quản lý vốn) với những yêu cầu nhất định.
Đầu tư xây dựng là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
– Có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động xây dựng cơ bản.
Đối với góc độ là chủ đầu tư: Hoạt động xây dựng cơ bản là toàn bộ các hoạt động bắt đầu tư khi triển khai thực hiện dự án, công trình cho đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
Đối với góc độ là nhà thầu xây dựng: Hoạt động xây dựng là việc thực hiện thi công, thực hiện công trình theo hợp đồng, thiết kế được duyệt từ lúc khởi công đến khi bàn giao công trình vào sử dụng.
Theo luật xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Hoạt động xây dựng cơ bản bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Hãy đồng hành với Luận Văn MBA88 để nhận sự phục vụ tốt nhất.
Liên hệ:
Zalo: 0923. 73. 53. 63
Mail: Thacsi888@gmail.com
Để nhận bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây