GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH KHÁNH HOÀ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI – 2008
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 5
MỞ ĐẦU 6
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài 6
1.2. Tình hình nghiên cứu 8
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 10
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
1.6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 11
1.7. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn 12
1.8. Kết cấu của Luận văn 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG THU HỒI ĐẤT 13
1.1. Thu hồi đất và những tác động của nó đến việc làm của người lao động 13
1.1.1 Thu hồi đất gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
đô thị hóa 13
1.1.2. Những tác động của thu hồi đất đến việc làm của người lao động … 21
1.1.3. Giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất là đòi hỏi bức bách, khách quan của phát triển kinh tế và cuộc sống cư dân 24
1.2. Nội dung giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất 26
1.2.1. Một số khái niệm 26
1.2.2. Chủ trương chính sách về giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất 30
1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm một số tỉnh/thành phố trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Khánh Hòa 44
1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm một số tỉnh/thành phố trong nước. 44
1.3.2. Một số bài học rút ra cho tỉnh Khánh Hòa về giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất 55
Kết luận chương 1. 58
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG THU HỒI ĐẤT TỈNH KHÁNH HÒA 60
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa 60
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 60
2.1.2. Đặc điểm kinh tế: tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật 63
2.1.3. Đặc điểm về xã hội: cơ sở hạ tầng xã hội 66
2.2. Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất ở Khánh Hòa 74
2.2.1. Tình hình thu hồi đất 74
2.2.2. Các chủ trương, chính sách, chương trình dự án về giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất 76
2.3. Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất ở Khánh Hòa. 84
2.3.1. Kết quả đạt được (những thành công trong giải quyết việc làm) 84
2.3.2. Hạn chế tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất Khánh Hòa 94
Kết luận chương 2 107
Chương 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH KHÁNH HÒA TRONG THỜI GIAN TỚI 108
3.1. Quan điểm, định hướng về giải quyết việc làm cho lao động vùng thu hồi đất Khánh Hòa 108
3.1.1. Về quan điểm xây dựng chính sách liên quan đến thu hồi đất 108
3.1.2. Quan điểm về hoàn thiện chính sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp và tái định cư ở nông thôn 110
3.1.3. Quan điểm về chính sách và quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý.
…………………………………………………………………………………………………….. 111
3.1.4. Cần có điều tra, khảo sát trước khi phê duyệt dự án đầu tư cần thu
hồi đất 112
3.1.5. Quan điểm định hướng về đổi mới phương thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 113
3.2. Các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động vùng thu hồi đất Khánh Hòa 114
3.2.1. Phát triển, tăng cường công tác đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm 114
3.2.2. Các chính sách hỗ trợ tạo việc làm 117
3.2.3. Phát triển thị trường lao động 118
3.2.4. Cần có hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn về sử dụng tiền đền bù, tư vấn, tuyền truyền về các phương án đào tạo nghề, giải quyết việc làm 122
3.2.5. Chính sách tạo việc làm đối với lao động lớn tuổi 124
3.2.6. Một số khuyến nghị khác 125
KẾT LUẬN 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2004-2007 của tỉnh Khánh Hòa … 63 Bảng 2.2: Qui mô dân số theo khu vực thành thị nông thôn và lực lượng lao động Khánh Hòa. 69
Bảng 2.3: Cơ cấu trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Khánh Hòa qua thời kỳ 2002-2006 70
Bảng 2.4: Số việc làm của Khánh Hòa chia theo 3 khu vực kinh tế thời kỳ 2002- 2006 72
Bảng 2.5: Giá trị GDP và số việc làm phân theo ngành kinh tế của
Khánh Hoà thời kỳ 2002-2006 72
Bảng 2.6: Mối tương quan (hệ số co giãn) của việc làm và giá trị tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) thời kỳ 2002-2006 73
Bảng 2.7: Tình hình phát triển các KCN, cụm công nghiệp và diện tích đất bị thu hồi của Khánh Hòa thời kỳ 2004-2006 và dự kiến 2007-2009, 2010 74
Bảng 2.8. Tỷ lệ doanh nghiệp theo đánh giá mức độ đáp ứng của lao động bị thu hồi đất và loại hình doanh nghiệp 88
Bảng 2.9: Thay đổi tỷ lệ lao động theo hình thức việc làm của lao động thời điểm điều tra so với trước khi thu hồi đất 93
Bảng 2.10. Thay đổi tỷ lệ lao động theo trình độ CMKT thời điểm điều tra (2006) so với trước khi thu hồi đất 94
Bảng 2.11. Số lao động bị thu hồi đất theo trình độ CMKT thời điểm điều tra và nhóm tuổi 100
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động 71
tỉnh Khánh Hòa 71
Biểu đồ 2.2. Thay đổi tỷ lệ lao động theo vị trí địa lý làm việc thời điểm điều tra so với trước khi thu hồi đất 92
Biểu đồ 2.3. Thay đổi tỷ lệ lao động theo ngành của lao động thời điểm điều tra so với trước khi thu hồi đất 93
Biểu đồ 2.4. Số lao động bị thu hồi đất theo nguyên nhân thất nghiệp thời điểm điều tra 95
Biểu đồ 2.5. Thay đổi tỷ lệ lao động theo tần suất thời gian làm việc của lao
động thời điểm điều tra so với trước khi thu hồi đất 96
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu lao động trong hộ bị thu hồi đất theo nhóm tuổi 100
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa diễn ra như là một qui luật tất yếu khách quan, đặc biệt dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay. Nước ta cũng đang trong quá trình phấn đấu đến 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với mục tiêu đó, quá trình CNH- HĐH và ĐTH diễn ra ở hầu hết các địa phương và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở những địa phương có lợi thế hơn về mặt vị trí địa lý, giao thông, cảng biển. Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vùng Duyên hải miền Trung, ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, có lợi thế về nhiều cảng biển, du lịch và cách thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước không xa, cho nên có rất nhiều lợi thế để phát triển. Trong quá trình tiến hành CNH-HĐH, việc hình thành nên các khu công nghiệp các khu đô thị là một tất yếu khách quan và để có tiền đề về vị trí, đất đai xây dựng các KCN, khu đô thị này Chính quyền tỉnh đã phải thực hiện thu hồi khá nhiều đất nông nghiệp. Theo quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 5 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao với tổng diện tích 885,82 ha; 10 cụm công nghiệp vừa và nhỏ với tổng diện tích 467,1 ha. Đến năm 2010 tổng số đất nông nghiệp của tỉnh sử dụng để chuyển đổi sang các KCN, KCX là 1.637,145 ha.
Quá trình thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và quy mô, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách [18]. Việc
thu hồi đất để xây dựng các KCN chính là điều kiện và thời cơ tốt nhất để chuyển một bộ phận quan trọng lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn, là khu vực có năng suất lao động thấp, sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Với số lượng lớn đất nông nghiệp bị thu hồi như quy hoạch của Tỉnh đến 2010, ước tính một lượng lớn lao động nông nghiệp, phải chuyển đổi ngành nghề lên tới khoảng 29.028 người. Nhiều lao động đã được giải quyết việc làm với thu nhập cao hơn, ổn định hơn như hiện nay, với một khu công nghiệp Suối Dầu và một cụm công nghiệp vừa và nhỏ Diên Phú đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm cho khoảng 14.000 lao động. Nhưng bên cạnh đó, người dân bị thu hồi đất, không phải tất cả mọi người đều có thể dễ dàng chuyển đổi được sang các công việc thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ như mong muốn, mà một bộ phận khá lớn người dân bị thu hồi đất là những người nông dân thuần túy lâu đời, khi bị thu hồi đất, đất canh tác bị thu hẹp, không hoặc khó có thể tiếp tục với hoạt động nông nghiệp nhưng bị hạn chế là rất nhiều lao động đã ở vào độ tuổi không năng động để có thể được đào tạo nghề phù hợp trong lĩnh vực công nghiệp hoặc dịch vụ,… khả năng chuyển đổi nghề mới và tìm việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, số lao động bị thu hồi đất chủ yếu chỉ được hỗ trợ bằng hình thức đền bù đất. Trong cuộc điều tra đánh giá tác động của chủ trương qui hoạch đất nông nghiệp phục vụ đô thị hoá trong khuôn khổ đề án “Chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Khánh Hoà đến 2010” tại 3 xã Diên Phú (Diên Khánh), Ninh Hoà (Ninh Thuỷ) và Vĩnh Thái (Nha Trang) cho thấy những thông tin người dân nắm bắt được chủ yếu là thu hồi đất nông nghiệp và nhận tiền đền bù trong khi những thông tin liên quan tới việc làm và ổn định cuộc sống sau khi giải toả đất nông nghiệp không được nhiều người biết tới. Bản thân người dân cũng chưa có sự
chuẩn bị cần thiết để chuyển đổi việc làm, trình độ văn hoá thấp, thiếu chuyên môn kỹ thuật, thiếu vốn, trong khi địa phương chưa có hỗ trợ thiết thực trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động này. Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 7 khoá XI, thảo luận về tình hình thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai, nhiều đại biểu đã chỉ rõ: “Đó là việc quy hoạch treo, lấy thành tích, hàng ngàn khu đất có chủ, nhưng không sản xuất, mà chỉ xây tường bao quanh, dẫn tới hàng ngàn người nông dân không có đất canh tác. Tiền đền bù giải tỏa có được, nhưng nhiều người dân không tiếp tục đưa vào sản xuất, hoặc chi phí cho việc chuyển nghề, mà sử dụng vào việc xây nhà, mua sắm vật dụng gia đình. Đây là sự “giàu giả, nghèo thật”, vì người nông dân không còn ruộng, trong lúc không có nghề nghiệp khác để kiếm sống. Vấn đề người dân mất đất, không có việc làm và thu nhập nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây nguy cơ bất ổn định rất lớn.
Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn, việc đặt vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa và hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả đã chọn “giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất ở tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế.
1.2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển các đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất là một tất yếu khách quan để đẩy mạnh CNH – HĐH. Tuy nhiên xu hướng thu hẹp diện tích đất canh tác đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ lao động trong nông nghiệp rơi vào tình trạng không có hoặc thiếu việc làm. Trước thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp bách về giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động mất đất do quá
trình CNH-HĐH và ĐTH. Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, các chương trình dự án đã đề cập đến các vấn đề về lao động- việc làm, giải quyết việc làm cho lao động trong vùng thu hồi đất nông nghiệp.
Các tác giả ở Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng: tác động của đô thị hóa làm người dân mất đất nhưng không có việc làm tạo ra dư thừa lao động trong nông thôn.
Theo đánh giá của Vụ Lao động – Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tăng nhanh, ngay sau khi bị thu hồi đất, lao động bị mất hoặc thiếu việc làm trong khi các dự án phát triển công nghiệp đòi hỏi phải có thời gian mới có thể thu hút được lao động, do vậy, vấn đề việc làm ở những khu vực này trở nên bức xúc.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong đề tài KX.01-2005 đã đề cập đến vấn đề việc làm và thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH- HĐH và ĐTH. Nghiên cứu đã đề cập đến sự cần thiết phải thu hồi đất, CNH- HĐH và ĐTH tất yếu sẽ dẫn đến thu hồi đất nông nghiệp và do đó một bộ phận người dân sẽ mất việc làm trong nông nghiệp. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nước ta trong quá trình phát triển.
Trung tâm Tin học – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có cuộc điều tra nghiên cứu về thực trạng việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội tại 6 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai với 541 hộ. Cuộc khảo sát đã đưa ra kết luận: khó khăn mà nhiều hộ dân gặp phải sau khi bị thu hồi đất là tìm và tạo việc làm mới.
Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu và khảo sát này mới chỉ tập trung tới thực trạng của việc thu hồi đất, chính sách đền bù, giải toả, thiếu việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất mà chưa đề cập đến thị trường lao động và đặc điểm của lao động thu hồi đất, khả năng tiếp cận đào tạo nghề của nhóm lao động này nên chưa đánh giá được khả năng giải quyết việc làm của từng địa phương. Đối với tỉnh Khánh Hòa, là tỉnh có tốc độ đô thị hoá cao, từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu có hệ thống về thực trạng lao động – việc làm vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
– Đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động trong diện giải toả đất nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa.
– Đề xuất các giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
Làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho lao vùng thu hồi đất
Nghiên cứu một số kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao vùng thu hồi đất của một số tỉnh/thành phố
Nghiên cứu thực trạng về giải quyết việc làm cho lao vùng thu hồi đất trong thời gian qua.
Đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động vùng thu hồi đất giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Khánh Hoà
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Việc làm cho lao động vùng thu hồi đất
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
– Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng lao động – việc làm của lao động vùng thu hồi đất.
– Phạm vi về không gian: Lao động vùng thu hồi đất ở tỉnh Khánh Hòa.
– Phạm vi về thời gian: Số liệu khảo sát hộ gia đình thu hồi đất năm 2006, trong đó có tìm hiểu một số thông tin của năm trước khi bị thu hồi đất.
1.6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận
– Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế chính trị từ yêu cầu phát triển bền vững: phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
– Luận văn sẽ xem xét vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động vùng giải toả đất như một tổng thể, một hệ thống gồm nhiều nhân tố tác động đến.
* Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp toán thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học và các phương pháp kinh tế khác trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm rõ các nội dung.
1.7. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động vùng thu hồi đất.
Phân tích đặc điểm và tình hình giải quyết việc làm cho lao động vùng thu hồi đất ở tỉnh Khánh Hòa.
Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động vùng thu hồi đất ở tỉnh Khánh Hòa.
1.8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất
Chương 2: Thực trạng về giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất tỉnh Khánh Hòa
Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất ở tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG THU HỒI ĐẤT
1.1. Thu hồi đất và những tác động của nó đến việc làm của người lao động
1.1.1 Thu hồi đất gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa
1.1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Theo khoản 2, 4 điều 5 Luật đất đai năm 2003 của Việt Nam qui định Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau:
a) Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất (sau đây gọi chung là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất);
b) Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;
c) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
d) Định giá đất.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Hãy đồng hành với Luận Văn MBA88 để nhận sự phục vụ tốt nhất.
Liên hệ:
Zalo: 0923. 73. 53. 63
Mail: Thacsi888@gmail.com
Để nhận bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây