Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của Công ty CP Viglacera Hạ Long sang thị trường Đông Nam Á

đẩy mạnh xuất khẩu

Đẩy mạnh xuất khẩu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———-o0o———-

 

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY TINH GỐM SỨ XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG NAM Á

 

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI – 2015

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 4

1.1. Khái niệm và vai trò của đẩy mạnh xuất khẩu 4
1.1.1. Khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu 4
1.1.2. Các phương thức xuất khẩu 4
1.1.3. Vị trí, vai trò của hoạt động xuất khẩu 7
1.2. Các lý thuyết Thương mại Quốc tế và lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 10
1.2.1. Chủ nghĩa trọng thương 10
1.2.2. Lý thuyết về Lợi thế tuyệt đối 11
1.2.3. Lý thuyết về Lợi thế so sánh 12
1.2.4. Lý thuyết Heckscher – Ohlin 12
1.2.5. Lý thuyết về Lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình kim cương của Porter 13
1.3. Thị trường hàng thủy tinh gốm sứ tại Đông Nam Á 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY TINH GỐM SỨ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CP VIGLACERA HẠ LONG SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG NAM Á 18

2.1. Vài nét về công ty CP Viglacera Hạ Long 18
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 18
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 19
2.1.3. Đặc điểm về các nguồn lực của Công ty 19
2.1.4. Vài nét về hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng 21
2.2. Khối lượng xuất khẩu 23
2.3 Chất lượng sản phẩm xuất khẩu: 25
2.4. Kim ngạch xuất khẩu 27
2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu 27
2.4.2. Hoạt động đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu 31
2.5. Các hình thức xuất khẩu 35
2.6. Năng lực cạnh tranh 37

2.7. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của công ty CP Viglacera Hạ Long sang thị trường Đông Nam Á giai đoạn 2010-2014 38
2.7.1. Hiệu quả hoạt động xuất khẩu 38
2.7.2. Những kết quả đạt được 39
2.7.3. Những mặt tồn tại và nguyên nhân 41
2.7.3.1. Những mặt tồn tại 41
2.7.3.2. Nguyên nhân: 43

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY TINH GỐM SỨ XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CP VIGLACERA
HẠ LONG SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG NAM Á. 47

3.1. Phương hướng phát triển xuất khẩu của công ty CP Viglacera Hạ Long sang thị trường Đông Nam Á giai đoạn 2012 – -2015 47
3.1.1. Thời cơ và thách thức chủ yếu 47
3.1.2. Dự báo kế hoạch xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á giai đoạn 2015 – 2017 của công ty CP Viglacera Hạ Long 49
3.1.3. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty CP Viglacera Hạ Long trong thời gian tới 51
3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á của công ty CP Viglacera Hạ Long 52
3.2.1. Tăng cường nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác 52
3.2.2. Phân công quản lý thị trường và sản phẩm 54
3.2.3. Xây dựng giá bán hợp lý 56
3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng 57
3.2.5. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả 60
3.2.6. Hoàn thiện qui trình xuất khẩu 62
3.2.6.1. Công tác đàm phán kí kết hợp đồng 62
3.2.6.2. Đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu 65
3.2.6.3. Về thanh toán trong xuất khẩu 66
3.2.7. Các giải pháp khác 66
3.3. Một số kiến nghị với Tổng công ty Viglacera 70
KẾ T LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

DANH MỤC BẢNG

 

Bảng 1: Khối lượng xuất khẩu của Viglacera Hạ Long sang thị trường ĐNA
giai đoạn 2010-2014 24
Bảng 2: Tỉ lệ chất lượng sản phẩm của công ty CP Viglacera Hạ Long 25
Bảng 3: Các thông số kĩ thuật vượt trội của sản phẩm Viglacera Hạ Long 27
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Viglacera Hạ Long giai đoạn 2010 – 2014 sang thị trường ĐNA 28
Bảng 5: Tỷ trọng đóng góp của các hình thức xuất khẩu vào tổng doanh thu xuất khẩu 36
Bảng 6: Chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu của Viglacera Hạ Long sang TT ĐNA 38
Bảng 7: Dự báo thị trường và thị phần tiêu thụ giai đoạn 2015- 2017 50

 

DANH MỤC HÌNH

 

Hình 1: Biểu đồ doanh thu tiêu thụ theo vùng thị trường 20
Hình 2: Cơ cấu nguyên vật liệu 22
Hình 3: Biểu đồ tỉ lệ chất lượng sản phẩm của công ty CP Viglacera Hạ Long 26
Hình 4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng 29
Hình 5: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường năm 2014 30
Hình 6: Biểu đồ mạng lưới phân phối của Viglacera Hạ Long 32
Hình 7: Mô hình kiểm soát chất lượng 59

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

1. Tính cấp thiết của đề tài:

 

Từ khi gia nhập WTO đến nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Cạnh tranh trong nước diễn ra rất gay gắt, với sự tham gia của rất nhiều các công ty, với đủ mọi loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cả doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, xuất khẩu được coi là một trong những biện pháp nhằm góp phần giải quyết hàng tồn kho, nâng cao được vị thế của doanh nghiệp, góp phần làm gia tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp. Nhận thức rõ được điều này, nhiều công ty trong nước đã từng bước xây dựng kế hoạch xuất khẩu hàng hóa của mình ra các quốc gia trên thế giới, và coi đây là một bước đi lâu dài, quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp.
Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua cũng đã không ngừng tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa, như miễn giảm thuế, cải cách các thủ tục thông quan xuất khẩu, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi… Chính vì vậy, xuất khẩu đã có những đóng góp không nhỏ trong quá trình CNH – HĐH đất nước, tăng tích lũy ngoại tệ cho quốc gia, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
Với lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất, hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của Việt Nam được xuất khẩu rộng rãi, mang lại thành công và danh tiếng cho Tổng công ty Thủy tinh gốm sứ xây dựng Viglacera nói chung và Công ty CP Viglacera Hạ Long nói riêng, góp phần nâng cao được năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường các nước, trong đó có thị trường các nước Đông Nam Á (Asean). Đây là thị trường truyền thống, lâu dài, với những đặc điểm thị trường tương đồng với Việt Nam và gần gũi về mặt địa lý. Do đó, trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của công ty CP Viglacera Hạ Long liên tục tăng, đóng góp trên 20% doanh số xuất khẩu và được công ty lựa chọn làm một trong những thị trường chủ lực để phát triển trong thời gian tới.

Cùng với những thuận lợi khi là thành viên chính thức của Asean, hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn, nhất là từ năm 2005, khi hiệp định CEPT/AFTA có hiệu lực từ năm 2005, buộc công ty CP Viglacera Hạ Long phải có những biện pháp nhằm duy trì và phát triển hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Nam Á.
Mặc dù đã có nhận thức về điều này, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, công ty phải đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp, năng lực xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng sang thị trường Asean chưa được cải thiện đáng kể. Vì vậy, nhận thấy tính cấp thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của công ty, tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của Công ty CP Viglacera Hạ Long sang thị trường Đông Nam Á”

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

 

 Mục đích:

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của công ty CP Viglacera Hạ Long để từ đó nêu lên các định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Đông Nam Á.
 Nhiệm vụ:

Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng, cũng như làm rõ được sự cần thiết phải xuất khẩu mặt hàng này tại Công ty CP Viglacera Hạ Long.
Phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty để tìm ra những vấn đề còn vướng mắc và nguyên nhân làm hạn chế năng lực xuất khẩu của công ty.
Kết hợp mục tiêu trung và dài hạn của Công ty để đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á trong thời gian tới

 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các hoạt động sản xuất, quản lý và kinh doanh xuất khẩu.
Phạm vi nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của Công ty CP Viglacera Hạ Long sang thị trường các nước Đông Nam Á, do thời gian hạn hẹp và khả năng nhận định, phân tích của bản thân còn hạn chế nên :
– Phạm vi nghiên cứu về thời gian: trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết 2014. Thông qua số liệu các năm có thể đưa ra đánh giá được về tình hình xuất khẩu của Công ty CP Viglacera Hạ Long.
– Phạm vi nghiên cứu về không gian: tại Công ty CP Viglacera Hạ Long

– Giới hạn mặt hàng nghiên cứu: Thủy tinh gốm sứ xây dựng vì đây là mặt hàng chủ lực, đóng góp phần lớn vào doanh thu của Công ty Viglacera Hạ Long.
– Giới hạn thị trường nghiên cứu: Thị trường Đông Nam Á

 

4. Phương pháp nghiên cứu:

 

– Phương pháp hệ thống hóa lí thuyết
– Phương pháp tiếp cận thực tiễn
– Phương pháp tổ hợp và mô hình hóa
– Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

5. Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở bài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm những chương như sau:
Chương 1 Cơ sở khoa học của đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của Công ty CP Viglacera Hạ Long sang thị trường Đông Nam Á.
Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của Công ty CP Viglacera Hạ Long sang thị trường Đông Nam Á.

CHƯƠNG 1: SỞ KHOA HỌC CỦA ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

 

1.1. Khái niệm và vai trò của đẩy mạnh xuất khẩu

Đẩy mạnh xuất khẩu là các biện pháp nhằm tăng cường các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với các quốc gia khác dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm khai thác lợi thế của một quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Đây là hoạt động diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dung cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia.

Đẩy mạnh xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài hàng năm. Đồng thời, nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.1

1.1.1. Khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới dù là những nước lớn hay những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì đẩy mạnh xuất khẩu vẫn là việc làm cần thiết. Bởi lẽ, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và tăng tiềm lực về an ninh quốc phòng.
Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu là việc làm hết sức quan trọng, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài đối với một quốc gia.

1.1.2. Các phương thức xuất khẩu

Phương thức xuất khẩu là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoach kinh doanh của mình trên thị trường thế giới. Những phương thức này quy định những thủ tục cần tiến hành, các điều kiện giao dịch, các thao tác và chứng từ cần thiết trong quan hệ kinh doanh. Có rất nhiều phương thức xuất khẩu khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua khâu trung gian, qua hội trợ triển lãm…Tuy nhiên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất là xuất khẩu trực tiếp.

Hãy đồng hành với Luận Văn MBA88 để nhận sự phục vụ tốt nhất.

Liên hệ:

Zalo: 0923. 73. 53. 63

Mail: Thacsi888@gmail.com

Để nhận bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây

Tải bài

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *