Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá

Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp

QUY ƯỚC VIẾT TẮT

 

CNTB: chủ nghĩa tư bản

CNXH: chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH: công nghiệp hoá, hiện đại hoá XHCN: xã hội chủ nghĩa
NXB: nhà xuất bản

TW: Trung ương

THCS: trung học cơ sở

 

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng là nhiệm vụ trọng yếu trong giai đoạn hiện nay. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn là trọng yếu chiến lược của nền kinh tế nước ta bởi hiện nay hơn 70% nguồn lực lao động, hơn 80% dân số đang sinh sống, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên ở lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Cũng chính nơi đây là điều kiện để phát triển, là nội lực to lớn của nước ta để chúng ta phát huy lợi thế so sánh của mình với các nước trong khu vực và trên thế giới…
Những thành tựu trong những năm đổi mới vừa qua đã tạo đà phát triển to lớn cho kinh tế nước ta trong đó có sự đóng góp không nhỏ của kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

2. Tình hình nghiên cứu

Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là vấn đề quan trọng, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển và đặc trưng là nông nghiệp muốn tiến lên văn minh hiện đại, cho nên đã có nhiều công trình khoa họch nghiên cứu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá dưới nhiều góc độ khác nhau như:
– Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới của Huy Đáp – Nguyễn Điền, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993.
– Thực trạng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của Lê Mạnh Hùng – Nguyễn Sinh Cúc – Hoàng Vĩnh Lê, NXB Thống kê, Hà Nội. 1998.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

+ Mục đích:
Vận dụng nghị quyết TW5 của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, luận văn đi tìm hiểu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá. Từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.
+ Nhiệm vụ của luận văn:
– Hệ thống hoá quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt nam về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của một số nước Châu Á.
– Vận dụng cơ sở lý luận để nghiên cứu thực tiễn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.
– Tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá. Từ đó đưa ra giải pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Thanh Hoá.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng:
Luận văn nghiên cứu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
– Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá từ năm 1996 đến nay.

5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra luận văn một số phương pháp cụ thể như điều tra khảo sát, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp quy nạp …
Nguồn tài liệu chính:
– Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin.
– Tác phẩm, bài báo của các nhà khoa học.

– Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá.
– Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá.
– Báo cáo của Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá…

6. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn.

Luận văn dự kiến có những dự kiến đóng góp sau:
– Làm rõ thêm tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng.
– Thông qua việc tìm hiểu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá đưa ra những đánh giá có căn cứ lý luận phù hợp với thực tiễn ở Thanh Hoá.
– Đưa ra một số đề xuất có tính chất khuyến nghị và những giải pháp cơ bản nhằm thúc đấy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
Kết quả của luận văn có ý nghĩa.
– Đóng góp thêm luận chứng khoa học cho việc hoàn thiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Thanh Hoá.
– Có tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan ở các trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

7. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Chương 2: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.

Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.

Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

 

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quy luật tất yếu của mỗi quốc gia đi lên văn minh hiện đại. Là quy luật phổ biến cho mọi quốc gia muốn phát triển trong giai đoạn hiện nay. Nhưng xuất phát từ đặc điểm kinh tế, chế độ xã hội của mỗi quốc gia có sự khác nhau, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong mỗi giai đoạn lịch sử cũng có những đặc trưng, đặc điểm khác nhau, do đó ở mỗi thời kỳ thì mục tiêu con đường công nghiệp hoá có sự khác nhau và trọng tâm của công nghiệp hoá cũng được xác định khác nhau.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng khẳng định: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”; nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đang diễn ra trên thế giới, đặc biệt là từ tình hình thực tiễn của đất nước Đảng ta đã xác định Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm.

1.1. Những vấn đề lý luận chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

1.1.1. Những khái niệm cơ bản

Trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệp hoá khác nhau như: công nghiệp hoá Tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá Xã hội chủ nghĩa; các loại công nghiệp hoá này nếu xét về mặt lực lượng sản xuất thì chúng giống nhau song nếu xét về mục đích và phương thức tiến hành thì chúng lại khác nhau.

Công nghiệp hoá diễn ra ở mỗi nước khác nhau vào những thời điểm lịch sử khác nhau trong những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau dẫn đến nội dung khái niệm công nghiệp hoá cũng có sự khác nhau.

 

Hãy đồng hành với Luận Văn MBA88 để nhận sự phục vụ tốt nhất.

Liên hệ:

Zalo: 0923. 73. 53. 63

Mail: Thacsi888@gmail.com

Để nhận bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây

Tải bài

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *