Cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam

Cơ cấu vốn tối ưu

Cơ cấu vốn tối ưu

Cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam

 

MỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắt i
Danh mục bảng ii
Danh mục hình vẽ iii
MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.5

1.1 Khái niệm vốn và các nguồn hình thành vốn kinh doanh 5
1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh 5
1.1.2 Các nguồn hình thành vốn 6
1.1.3 Chi phí sử dụng vốn 10
1.2 Cơ cấu vốn và các tiêu chí đánh giá cơ cấu vốn tối ưu đối với các công ty xây dựng niêm yết 15
1.2.1 Khái niệm cơ cấu vốn và lợi ích của cơ cấu vốn tối ưu 15
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá cơ cấu vốn tối ưu đối với các công ty xây dựng niêm yết…17
1.3 Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn tối ưu của các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam 21
1.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 22
1.3.2 Các nhân tố ngành 25
1.3.3 Các nhân tố môi trường kinh tế 25
1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu 27
1.4.1 Những nghiên cứu về cơ cấu vốn trên thế giới 27
1.4.2. Ở Việt Nam 30

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 34

2.1 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng 34
2.2 Thiếu kế nghiên cứu 35
2.1.1 Các dữ liệu cần thu thập 35
2.1.2 Nguồn thu thập dữ liệu 36
2.1.3 Cách thức thu thập dữ liệu 37
2.1.4 Xử lý dữ liệu 37

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 41

3.1 Tổng quan ngành xây dựng và các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam 41
3.1.1 Tổng quan ngành xây dựng Việt Nam 41
3.1.2 Khái quát về các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam 46
3.1.3 Phân tích 5 yếu tố cạnh tranh – M.Porter 51
3.2 Thực trạng cơ cấu vốn tại các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam 53
3.2.1 Cơ cấu vốn của các công ty xây dựng niêm yết 53
3.2.2 Phân tích tình huống cụ thể tại công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 58
3.2.3 Đánh giá thực trạng cơ cấu vốn tại các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam 72

CHƯƠNG 4: CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 80

4.1 Triển vọng và xu hướng phát triển của ngành xây dựng Việt Nam trong thời gian tới 80
4.1.1 Triển vọng phát triển của ngành trong những năm tới 80
4.1.2 Xu hướng ngành xây dựng trong những năm tiếp theo 82
4.2 Giải pháp tối ưu hóa cơ cấu vốn cho các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam .83
4.2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạch định cơ cấu vốn của các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam 83
4.2.2 Giải pháp tối ưu hóa cơ cấu vốn cho các công ty xây dựng niêm yết 85
4.3 Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp tối ưu hóa cơ cấu vốn cho các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam 92
4.3.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp niêm yết 92
4.3.2 Đẩy mạnh tự do hóa tài chính 93
4.3.3 Tạo điều kiện cho sự phát triển của các công ty tư vấn tài chính 94
4.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cho thuê tài chính 95
4.3.5 Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp. 96
4.3.6 Tăng cường công tác giám sát và xử lý vi phạm công bố thông tin 98
KẾT LUẬN 100
Tài liệu tham khảo 102

PHỤ LỤC

 

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BCTC Báo cáo tài chính
2 BĐS Bất động sản
3 CSHT Cơ sở hạ tầng
4 CTTC Cho thuê tài chính
5 DGM Dividend Growth Model – Mô hình tăng trưởng cô tức
6 DNNY Doanh nghiệp niêm yết
7 DTT Doanh thu thuần

8
GSO General Statistics Office of Viet Nam – Tổng cục thống kê Việt Nam
9 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
10 HSX Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
11 NHNN Ngân hàng nhà nước
12 NHTM Ngân hàng thương mại
13 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
14 TCT Tổng công ty
15 TSCĐ Tài sản cố định
16 TSLĐ Tài sản lưu động
17 TTCK Thị trường chứng khoán
18 TTTP Thị trường trái phiếu
19 UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước

20
WACC Weighted Average Cost of Capital – Chi phí vốn bình quân theo trọng số.

 

DANH MỤC BẢNG

 

STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 2.1 So sánh các phương pháp nghiên cứu 33

Bảng 2.2 Mẫu bảng tập hợp dữ liệu thu thập từ Bảng cân đối kế toán của 108 công ty xây dựng niêm yết

Bảng 2.3 Mẫu bảng tập hợp dữ liệu thu thập từ Báo cáo kết quả KD của 108 công ty xây dựng niêm yết
38
4 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tài chính của các công ty tiêu biểu 51
5 Bảng 3.2 Các chỉ tiêu tài chính của LICOGI 18 64

7 Bảng 3.4 Dự báo bảng cân đối kế toán 70
8 Bảng 3.5 Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 70
9 Bảng 3.6 Các phương án huy động vốn và chi phí vốn 72
10 Bảng 3.7 Dự báo KQKD của các phương án trong tình huống 1 73
11 Bảng 3.8 Dự báo KQKD của các phương án trong tình huống 2 73
12 Bảng 3.9 Dự báo KQKD của các phương án trong tình huống 3 74
13 Bảng 3.10 Dự báo KQKD của các phương án trong tình huống 4 74

 

DANH MỤC HÌNH VẼ

 

STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 1.1 Cơ cấu vốn tối ưu và giá trị doanh nghiệp 29
2 Hình 3.1 Biến động của ngành xây dựng và GDP 42

Hình 3.7 Chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu của các công ty tiêu biểu
9 Hình 3.8 5 yếu tố cạnh trai của M.Porter 51

Hình 3.9 Cơ cấu vốn của các công ty xây dựng niêm yết giai đoạn 2010 – 2014
11 Hình 3.10 Hệ số Nợ/Tổng tài sản của các ngành 55
12 Hình 3.11 Cơ cấu nợ dài hạn và TS dài hạn 56

Hình 3.12 Hiệu suất sinh lời của 14 công ty xây dựng niêm yết có vốn hóa lớn nhất
14 Hình 3.13 Phân tích Dupont 14 công ty vốn hóa lớn nhất ngành 58

15 Hình 3.14 Xu hướng biến động của nợ và ROA, ROE 61
16 Hình 3.15 So sánh WACC và ROE 63
17 Hình 4.1 Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành và tổng mức đầu tư 82

 

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng và duy trì cơ cấu vốn tối ưu là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xây dựng, với chu kỳ sản xuất kéo dài, vốn bị ứ đọng lâu trong các hạng mục công trình dở dang dẫn đến những rủi ro về vốn theo thời gian. Điều đó đe dọa đến sự phát triển của doanh nghiệp và thậm chí nếu không được kiểm soát tốt có thể đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản.
Đặc thù các doanh nghiệp xây dựng là quy mô đầu tư khá lớn nên thường xuyên phải sử dụng vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Theo Bloomberg – hãng tin tài chính hàng đầu thế giới, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, hay hệ số nợ của các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam hiện nay là rất cao, khoảng trên 70% tổng nguồn vốn, trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, nợ vay dài hạn chỉ chiếm không tới 10% tổng vốn. Hệ số nợ cao và có xu hướng tăng lên nhưng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời cũng như phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp lại giảm đi liên tục trong những năm gần đây, cho thấy đòn bẩy tài chính các công ty xây dựng niêm yết đang sử dụng đang có những tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn quá cao trong khi ngành xây dựng luôn đòi hỏi tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản là tương đối cao, điều này gây ra những điểm bất hợp lý trong cơ cấu tài trợ của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Hệ số nợ cao cùng với sự bất hợp lý trong cơ cấu tài trợ có thể đe dọa đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, làm giảm giá trị của doanh nghiệp và về lâu dài, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu:

Đưa ra quy trình hoạch định cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơ cấu vốn của doanh nghiệp và tiêu chí đánh giá cơ cấu vốn tối ưu đối với các công ty xây dựng niêm yết.
Căn cứ vào các tiêu chí, đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam hiện nay.
Phân tích những nhân tố tác động đến cơ cấu vốn để tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế trong cơ cấu vốn của các công ty xây dựng niêm yết.
Đề xuất mô hình lý thuyết phù hợp để các công ty xây dựng niêm yết có thể tham khảo hoạch định cấu trúc vốn tối ưu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành của các công ty xây dựng niêm yết trên 2 sàn giao dịch là SGDCK TP. Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Thời gian: Từ năm 2010- 2014

4. Dự kiến đóng góp mới của đề tài:

– Bên cạnh việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cơ cấu vốn, luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về cơ cấu vốn tối ưu của các công ty niêm yết ngành xây dựng ở Việt Nam.
– Phát hiện những hạn chế còn tồn tại trong cơ cấu vốn của các công ty xây dựng niêm yết dựa trên việc đánh giá thực trạng theo các tiêu chí đối với cơ cấu vốn tối ưu của các công ty niêm yết ngành xây dựng.
– Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài trợ để tối ưu hóa cơ cấu vốn cho các công ty xây dựng niêm yết.
– Luận văn cũng đã xây dựng mô hình kế hoạch hóa tài chính và mô hình cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp điển hình là LICOGI 18, đây là mô hình có tính ứng dụng cao trong quản lý tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung và các công ty xây dựng niêm yết nói riêng.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3 Thực trạng cơ cấu vốn tại các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam

Chương 4 Giải pháp hoạch định cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm vốn và các nguồn hình thành vốn kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh
Trong cuốn Từ điển kinh tế hiện đại có giải thích:
“Capital – tư bản/vốn: một từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ thống kinh tế tạo ra. Hàng hoá tư liệu vốn là hàng hoá được sản xuất để sử dụng như yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy, tư bản này có thể phân biệt được với đất đai và sức lao động, những thứ không được coi là do hệ thống kinh tế tạo ra. Do bản chất không đồng nhất của nó mà sự đo lường tư bản trở thành nguyên nhân của nhiều cuộc tranh cãi trong lý thuyết kinh tế.” (Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội, 1999, Tr. 129)
Cũng có nhiều quan niệm cho rằng vốn có nghĩa là nguồn lực cho sản xuất. Muốn tiến hành sản xuất và tái sản xuất cần chi phí về đất đai; tài chính và lao động. Người ta cũng có thể nói: “Lao động là vốn quý”.
Tuy nhiên, theo tác giả, không nên coi toàn bộ lao động là vốn: sức lao động chỉ trở thành vốn khi nó được sử dụng để sản xuất ra các yếu tố đầu vào cho quá trình tái sản xuất.

Cơ cấu vốn tối ưu
dịch vụ viết thuê luận văn

Hãy đồng hành với Luận Văn MBA88 để nhận sự phục vụ tốt nhất.

Liên hệ:

Zalo: 0923. 73. 53. 63

Mail: Thacsi888@gmail.com

Để nhận bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây

Tải bài

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *