CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2000-2004

CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
——***——

 

CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2000-2004

 

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại Mã số: 5.02.12

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. NGUYỄN THIẾT SƠN

 

HÀ NỘI – 2005

 

MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ 7
CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

1.1. Cơ sở lý luận về chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu 7
Á – Thái Bình Dương
1.1.1. Lý thuyết tự do kinh tế 7
1.1.2. Lý thuyết về Chủ nghĩa quốc tế tự do 11
1.1.3. Lý thuyết Kinh tế chính trị quốc tế 13
1.2. Những nhân tố tác động tới chính sách kinh tế của Mỹ ở khu 16
vực châu Á – Thái Bình Dương
1.2.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế 16
1.2.2. Vị thế của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 20
1.2.3. Châu Á – Thái Bình Dương trở thành một trong ba trung tâm 22
của nền kinh tế thế giới
1.3. Những có hội và thách thức đối với lợi ích của Mỹ ở khu vực 26
châu Á – Thái Bình Dương
1.3.1. Những cơ hội chủ yếu 26
1.3.2. Những khó khăn và thách thức 28

Chương 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ 33
CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2000-2004

2.1. Các quan điểm chiến lược và mục tiêu kinh tế chủ yếu của Mỹ 33
đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương
2.1.1. Quan điểm “Cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương mới” trong 33
chiến lược toàn cầu của Mỹ
2.1.2. Những mục tiêu chủ yếu trong chính sách kinh tế của Mỹ đối 36
với khu vực châu Á – Thái Bình Dương
2.2. Một số nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế của Mỹ đối với 41
khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2000-2004
2. 2.1. Tăng cường hợp tác kinh tế trong toàn khu vực 41
2.2.2. Mở rộng viện trợ và tăng cường sử dụng các biện pháp kinh tế 44

nhằm đạt được lợi ích kinh tế của Mỹ
2.2.3. Tích cực thâm nhập thị trường và phát triển các mối quan hệ 49
thương mại với các nước Đông Bắc Á
2.2.4. Đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương với các nước 69
Đông Nam Á
Chương 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI 74
VỚI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2004
3.1. Đối với Mỹ 74
3.2. Tác động đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương 81
3.2.1. Tác động đối với toàn khu vực nói chung 81
3.2.2. Tác động đối với các nước ở khu vực 83
3.3. Tác động đối với Việt Nam 87
3.4. Những vấn đề rút ra có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam 91
trong việc thực hiện chính sách kinh tế với Mỹ
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 101

 

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BẢN TÓM TẮT

Viết tắt Tiếng Việt
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
AFTA Khu vực Tự do thương mại ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNH Công nghiệp hoá
CTI Ủy ban Thương mại Đầu tư
EU Liên minh châu Âu
EXIMBANK Ngân hàng xuất nhập khẩu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐH Hiện đại hoá
JETRO Tổ chức ngoại thương Nhật Bản
IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế
M & A Thôn tính và sáp nhập
NAFTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NICs Các nước công nghiệp hoá mới
OCED Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế
OPIC Tổ chức đầu tư hải ngoại
R & D Nghiên cứu và triển khai
TNC Công ty xuyên quốc gia
UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
USAID Tổ chức Phát triển Quốc tế Mỹ
USD Đô la Mỹ

TDP Chương trình mậu dịch phát triển
WB Ngân hàng thế giới
WIPO Tổ chức Quyền Sở hữu trí tuệ thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hơn một thập kỷ qua, ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đã diễn ra những biến động quan trọng không chỉ bởi vị thế kinh tế của khu vực này trong bức tranh kinh tế thế giới nói chung, mà bởi cả những sự kiện gây chấn động lớn như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 và sự trì trệ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Nhật Bản. Mặc dù vậy, châu Á – Thái Bình Dương vẫn tiếp tục là một khu vực phát triển đầy năng động và các quan hệ hợp tác trong khu vực vẫn tiếp tục diễn ra sôi động. Hơn thế nữa, xu hướng tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế lớn trong khu vực, khiến cho các mối quan hệ hợp tác giữa các nước bước sang một giai đoạn phát triển mới với sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đã thực sự mang lại những cơ hội đầy hứa hẹn cho các nước trong toàn khu vực, đặc biệt là đối với Mỹ. Trong bối cảnh đó, Mỹ tiến hành thực thi chính sách kinh tế đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của Mỹ là một điều tất yếu, đặc biệt khi Mỹ xem khu vực châu Á – Thái Bình Dương là trọng điểm mở rộng quan hệ kinh tế và các quan hệ an ninh – chính trị trong chiến lược toàn cầu của mình.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương thực sự là một yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại thích ứng trong thời kỳ hiện nay, nhất là khi Việt Nam đang tích cực triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại và Mỹ đang trở thành đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam.

 

2. Tình hình nghiên cứu

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế – chính trị ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đã có những cách nhìn mới đối với khu vực và về cơ bản, chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn nhằm thực hiện ý đồ phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của Mỹ. Nội dung chính sách và những tác động của nó trong thời gian qua đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước. Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Có thể kể ra các công trình nghiên cứu như: Cuốn sách “Chính sách kinh tế của Mỹ đối với châu Á – Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh” do TS. Đinh Quý Độ chủ biên. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 2000. Cuốn sách “Chính sách kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton” do TS. Vũ Đăng Hinh chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002. Cuốn sách “Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh” của TS. Lê Khương Thuỳ, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2003. Cuốn sách “Mỹ điều chỉnh chính chính sách kinh tế” GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội năm 2003. Cuốn sách “Hoa Kỳ – kinh tế và quan hệ quốc tế” của GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2004.
Ngoài ra còn rất nhiều bài nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đăng trên nhiều tạp chí trong nước và quốc tế. Có thể kể ra một số bài điển hình như: Bài viết của Thomas G. Moore: In Pursuit of Open Markets: U.S. Economic Strategy in the Asia-Pacific. Asian Affairs, No: 3/2001; Robert Scollay, John P.Gilbert. “New Regional Trading Arrangements in the Asia

Các công trình và bài viết trên đều là những tư liệu rất hữu ích cung cấp những thông tin quý báu, đồng thời gợi mở cho tác giả luận văn những ý tưởng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương qua các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, các tài liệu này chủ yếu đi vào nghiên cứu một các khái quát chính sách kinh tế của Mỹ, hoặc nghiên cứu chính sách kinh tế trên một khía cạnh nào đó, chưa đi vào nghiên cứu một cách cụ thể, chính sách kinh tế đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động như hiện nay. Do vậy, tác giả luận văn mong muốn tổng hợp và cập nhật các tài liệu có liên quan để nghiên cứu đầy đủ hơn về chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh mới, từ đó góp phần tạo nên những cơ sở tham khảo cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong qnan hệ với Mỹ.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu việc thực hiện chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 2000- 2004, làm rõ đặc điểm, bản chất và nội dung quan hệ kinh tế của Mỹ với khu vực này. Trên cơ sở đó, đánh giá tác động của quá trình thực hiện đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, rút ra những kinh nghiệm, bài học cho việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói chung và chính sách hợp tác kinh tế song phương với Mỹ nói riêng. Đồng thời, cũng góp phần cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 

Chính sách tác kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một mảng đề tài khá phức tạp và rộng. Vì vậy, đối tượng và phạm vì nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung vào các khía cạnh cụ thể sau:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về quan hệ kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có cả các mối quan hệ kinh tế – chính trị quốc tế ở khu vực của Mỹ.
Luận văn sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến lý thuyết, quan điểm, cơ sở thực tiễn về quan hệ kinh tế quốc tế, những nhân tố quốc tế và khu vực định hình, chi phối quan hệ kinh tế của Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ. Những mục tiêu trong chính sách kinh tế của Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thực trạng mối quan hệ này.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian, châu Á – Thái Bình Dương là khái niệm mới xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, để chỉ một khu vực địa lý rộng lớn bao gồm các nước thuộc vành đai châu Á – Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung vào Mỹ và các nước Đông Á, bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á – ASEAN. Bởi vì đây là những nước phát triển năng động nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời Đông Á được Mỹ xếp vào điểm quan trọng trong chiến lược “Hướng về châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ.
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu vào giai đoạn 2000-2004 vì đây là thời điểm chuyển giao quyền lực từ Đảng Dân chủ sang Đảng Cộng hoà (nhiệm kỳ đầu của Tổng thống G. Bush), đồng thời trong giai đoạn này cục diện kinh tế và chính trị thế giới cũng có nhiều thay đổi, cùng với sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đã trở thành nhân tố chi phối lợi ích của Mỹ ở khu vực này.

5. Phương pháp nghiên cứu

 

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu chính sách cũng như quan hệ kinh tế của Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó các phương pháp như thống kê, phân tích – tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, lôgic… cũng sẽ được sử dụng để làm rõ thêm những luận cứ khoa học.
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sẽ kết hợp việc thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá với việc tranh thủ các cơ hội để có thể trao đổi với các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này để kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu của mình.
Luận văn cũng sẽ sử dụng nguồn tài liệu phong phú ở trong nước và nước ngoài để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu.

6. Đóng góp của luận văn

Thứ nhất, trình bày một cách hệ thống một số lý thuyết cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt chú trọng đến những lý thuyết đang được giới hoạch định chính sách Mỹ sử dụng trong việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại.
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong giai đoạn 2000-2004.
Thứ ba, phân tích một số nội dung cơ bản trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ trong giai đoạn 2000-2004.
Thứ tư, Đánh giá những tác động trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Đưa ra một số đề xuất có ý nghĩa tham khảo cho việc hoạch định chính sách của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với Mỹ.

7. Kết cấu của luận văn

 

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Chương 2: Một số nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, giai đoạn 2000-2004.
Chương 3: Những tác động từ chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, giai đoạn 2000-2004.

 

 

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

 

1.1 Cơ sở lý luận về chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Việc nghiên cứu quan hệ kinh tế của Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương dựa trên lý thuyết và thực tiễn là rất đa dạng và phức tạp. Thực tế, không một lý thuyết nào về quan hệ kinh tế quốc tế có thể giải thích được mọi hoạt động thực tiễn, mà hầu như mỗi một lý thuyết chỉ giải thích được một phần nào đó của các hiện tượng này. Do đó, luận văn sẽ tập trung vào những luận điểm chính trong các lý thuyết có ảnh hưởng tới mối quan hệ kinh tế của Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các quan điểm chi phối việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với khu vực này.

1.1.1. Lý thuyết tự do kinh tế

 

Ngày nay, lý thuyết tự do kinh tế đã thay đổi nhiều về hình thức và nội dung, từ những ý tưởng của Adam Smith cho đến những công thức toán học phức tạp. Tuy vậy, nó vẫn dựa trên niềm tin rằng tự do kinh tế sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập quốc gia.
Năm 1776, trong tác phẩm của cải của các dân tộc quốc gia (The Wealth of the Nations), Adam Smith đã cho rằng tăng trưởng kinh tế là chìa khóa dẫn tới sự giầu có của một quốc gia. Về cơ bản, tăng trưởng kinh tế thực hiện chức năng phân công lao động và đến lượt nó, phân công lao động lại phụ thuộc vào quy mô thị trường. Adam Smith đã đưa ra khái niệm lợi thế tuyệt đối để giải thích nguồn gốc trao đổi quốc tế. Theo ông, các nước khác nhau về điều kiện thiên nhiên và địa lý do tài nguyên đa dạng nhưng phân bố không đều giữa các quốc gia. Khi đó, sự khác nhau này buộc các nước phải chuyên môn hóa vào sản xuất một số mặt hàng nhất định. Điều này đã làm cho chi phí sản xuất giảm xuống, sản lượng tăng lên và thông qua trao đổi quốc tế, các quốc gia đều có lợi. Như vậy, theo Adam Smith tự do trao đổi giữa các nước là sức mạnh, động lực làm cho nền kinh tế tăng trưởng.

Hãy đồng hành với Luận Văn MBA88 để nhận sự phục vụ tốt nhất.

Liên hệ:

Zalo: 0923. 73. 53. 63

Mail: Thacsi888@gmail.com

Để nhận bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây

Tải bài

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *