BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06/2020
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2 NLĐ Người lao động
3 EFA Phân tích nhân tố khám phá
4 CBCNV Cán bộ công nhân viên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thang đo về thu nhập và Phúc lợi
Bảng 2: Thang đo về Tính chất công việc
Bảng 3: Thang đo về Đào tạo và Thăng tiến
Bảng 4: Thang đo về Mối quan hệ trong tổ chức
Bảng 5: Thang đo về Đánh giá công việc
Bảng 6: Thang đo về Động lực làm việc
Bảng 7: Tiến độ thực hiện đề tài
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
Hình 2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCNV tại BIDV
1. GIỚI THIỆU ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải thừa nhận vai trò của công tác quản trị nguồn nhân lực. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải có một cái nhìn thông suốt, nắm chắc bản chất, nội dung vấn đề cũng như các học thuyết, mô hình quản lý để có thể tìm ra cho tổ chức một phương án phù hợp với đặc điểm, điều kiện của họ. Điều này đòi hỏi vấn đề tạo động lực trong giai đoạn hiện nay cần phải được quan tâm và đầu tư một cách đúng lúc và kịp thời.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường cạnh tranh đang trở nên ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng cho mình một đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Chính vì lẽ đó, các ngân hàng luôn chú trọng duy trì và phát triển nguồn nhân lực. Để phát huy tối đa năng lực, nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Quận 7 Sài Gòn.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng đến động lực làm việc. Từ đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện tạo động lực lao động tại BIDV.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu xác định ba mục tiêu cơ bản như sau:
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV.
• Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của BIDV.
• Đề xuất hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực về tạo động lực lao động tại BIDV.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu của đề tài, đề tài cần phải trả lời những câu hỏi sau:
• Những yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV?
• Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của BIDV?
• Những hàm ý quản trị nào được đề xuất sau khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của BIDV?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của BIDV.
Đối tượng khảo sát: Người lao động tại các Phòng/Ban, Phòng giao dịch trực thuộc BIDV.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
• Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của BIDV.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính.
– Nghiên cứu định tính: Nhằm khám phá ra các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở xây dựng các câu hỏi để thu thập dữ liệu cho quá trình nghiên cứu định lượng. Việc xử lý số liệu, kiểm định thang đo và phân tích kết quả thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Để rút gọn các biến quan sát và xác định lại các nhóm trong mô hình nghiên cứu. Các yếu tố đến động lực làm việc của người lao thông qua kết quả xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
BIDV thành lập vào ngày 01/09/2016. Tình hình nhân sự từ khi đi vào hoạt động thường xuyên biến động (nghỉ việc, chuyển công tác) đặc biệt là nhân sự khối kinh doanh. Với những khó khăn và thách thức là một Chi nhánh mới hơn 3 năm đi vào hoạt động, đang từng bước nâng cao vị thế trên địa bàn. BIDV dựa trên các lý thuyết về thỏa mãn như cầu của Maslow (1943), nghiên cứu khoa học trong nước với đề tài liên quan. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm các biến phụ thuộc và biến độc lập. Dữ liệu thu thập được từ những người lao động đang công tác tại BIDV. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA).
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu góp lý luận về tạo động lực lao động. Làm rõ ưu điểm, hạn chế, đề xuất các giải pháp về công tác tạo động lực lao động tại BIDV. Kết quả nghiên sẽ là tài liệu tham khảo cho các chính sách tạo động lực cho NLĐ.
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Tạo động lực làm việc
8.1. Cơ sở lý thuyết
8.1.1. Khái niệm về động lực và tạo động lực làm việc
Chẳng hạn như, Jean và các cộng sự (2006) đã định nghĩa động lực như là nỗ lực của một cá nhân để tạo ra một kết quả công việc tốt nhất và lớn nhất mà cá nhân có thể thực hiện. Các mục tiêu nhất định nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân và đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Động lực làm việc (work motivation) được định nghĩa là “sự sẵn sàng cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của tổ chức, trong điều kiện nhu cầu của cá nhân được thỏa mãn theo khả năng nỗ lực của họ” (Robbin,1998; trích Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2005).
8.1.2. Tổng quan các lý thuyết Tạo động lực làm việc
Các lý thuyết cổ điển được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về động lực làm việc. Lý do con người có động lực làm việc là để thỏa mãn các nhu cầu của họ và mong muốn đạt được kết quả hay mục tiêu xác định. Đại diện cho các trường phái lý thuyết này: Maslow (1954), Herzberg (1959), McClelland (1968); Vroom (1964); Porter và Lawler (1968).
Hãy đồng hành với Luận Văn MBA88 để nhận sự phục vụ tốt nhất.
Để nhận bài đầy đủ xin khách hàng liên hệ:
Zalo: 0923. 73. 53. 63
Mail: Thacsi888@gmail.com