Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân
Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.2.1 Mục đích nghiên cứu 3
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu. 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
1.5 Kết cấu của luận văn. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTM. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chất lượng cho vay KHCN của NHTM 5
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
1.1.2 Khoảng trống cần nghiên cứu 8
1.2 Hoạt động cho vay KHCN của NHTM 10
1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay KHCN 10
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay KHCN 11
1.2.3 Phân loại, vai trò của cho vay KHCN 13
1.3 Chất lượng cho vay KHCN 21
1.3.1 Khái niệm chất lượng cho vay KHCN 21
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay KHCN 22
1.4 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay đối với KHCN tại một số Ngân hàng thương mại. 31
1.4.1 Thực tiễn ở một số NHTM 31
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra. 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1 Phương pháp nghiên cứu 38
2.1.1. Nghiên cứu định tính 38
2.1.2 Nghiên cứu định lượng 38
2.1.3 Mẫu nghiên cứu 38
2.1.4 Phương pháp thu thập tài liệu 39
2.1.5 Phương pháp xử lý số liệu 39
2.1.6 Phương pháp đồ thị 44
2.2 Thiết kế luận văn 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 46
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH BẮC NINH 47
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh 47
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh 47
3.1.2 Cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh 49
3.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh. 52
3.2. Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank) – Chi nhánh Bắc Ninh 57
3.2.1. Chính sách cho vay và cơ chế điều hành hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh 57
3.2.2 Dư nợ cho vay KHCN 67
3.2.3 Vòng quay vốn tín dụng KHCN 74
3.2.4 Số lượng khách hàng cá nhân 75
3.2.5 Thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân …………………………………81 3.2.6 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của KHCN 77
3.2.7 Tuân thủ nguyên tắc cho vay 80
3.2.8 Quy trình cho vay 81
3.2.9 Thời gian xử lý hồ sơ 82
3.2.10 Năng lực của nhân viên ngân hàng 82
3.2.11 Cơ sở vật chất, công nghệ ứng dụng của ngân hàng 83
3.2.12 Đánh giá của nhân viên ngân hàng các yếu tố liên quan tới cho vay khách hàng cá nhân tại LPB – CN Bắc Ninh. 84
3.3 Đánh giá chung về chất lượng cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh 92
3.3.1 Những kết quả đạt được 92
3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH BẮC NINH. 100
4.1 Định hướng nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh trong những năm tới.100
4.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh 100
4.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh. 101
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh 103
4.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân và đào tạo nhân lực …103
4.2.3 Tăng cường khả năng hiểu thị trường vi mô để mở rộng cho vay trên cơ sở hiểu khách hàng …………………………………………………………… 111
4.2.4 Tăng cường năng lực hiểu quy định, quy trình của chi nhánh ngân hàng dể tuân thủ cho vay …………………………………………………………………111
4.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cáo chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh. 106
4.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Hội sở 106
4.3.2 Kiến nghị với Ngân hang Nhà nước 106
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 109
KẾT LUẬN 110
TAI LIệU THAM KHảO 112
PHỤ LỤC 1 114
PHỤ LỤC 2 122
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LPB LienVietPostBank
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
2 ACB Asia Comercial bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
3 AIA American Internation Assuarance Công ty bảo hiểm nhân thọ
4 ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động
5
Techcombank Vietnam Technological and Commercial joint stock bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương
6 POS Point of sale terminal, veriphone Máy chấp nhận thẻ
7 BIDV Bank for Invesment and Development of Vietnam
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
8 NHBL Ngân hàng bán lẻ
9 CLDV Chất lượng dịch vụ
10 BCTC Báo cáo tài chính
11 HĐQT Hội đồng quản trị
12 KHCN Khách hàng cá nhân
13 KHDN Khách hàng doanh nghiệp
14 TMCP Thương mại cổ phần
15 NHTM Ngân hàng thương mại
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả HĐKD của Lienvietpostbank – chi nhánh Bắc Ninh 52
giai đoạn 2015 -2018 52
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 53
Bảng 3.3: Mô hình xếp hạng tín dụng cho vay của 63
Lienvietpostbank Bắc Ninh 63
Bảng 3.4: Tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân 65
Bảng 3.5: Cơ cấu Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn tại Lienvietpostbank Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2018 67
Bảng 3.6: Lãi suất cho vay khách hàng cá nhân các NH TMCP cuối năm 2018. 69
Bảng 3.7: Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm và vay tín chấp so với tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 – 2018 70
Bảng 3.8: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm 71
Bảng 3.9: Vòng quay vốn tín dụng của khách hàng cá nhân (VQVTD) tại Lienvietpostbank – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2018 74
Bảng 3.10 : Số lượng khách hàng cá nhân tại Lienvietpostbank – chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2018. 75
Bảng 3.11: Thu nhập từ cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2018 76
Bảng 3.12: Tỉ lệ nợ quá hạn KHCN tại Lienvietpostbank Bắc Ninh 2015 – 2018 …77 Bảng 3.13: Tỉ lệ nợ xấu KHCN tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 79
Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2018 79
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 44
Hình 3.1 Nhận xét của khách hàng về thủ tục vay vốn 81
Hình 3.2 Nhận xét của khách hàng về thời gian xử lý hồ sơ 82
Hình 3.3 Nhận xét của khách hàng về năng lực và thái độ của nhân viên NH 82
Hình 3.4 Nhận xét của khách hàng về cơ sở vật chât của NH 82
Hình 3.5: Đánh giá của nhân viên ngân hàng về mức độ hiểu biết đối với tín dụng cho vay khách hàng cá nhân 85
Hình 3.6: Đánh giá về tỷ lệ nhân viên ngân hàng quyết định vay khi có nhu cầu 86
Hình 3.7: Đánh giá của nhân viên ngân hàng về cơ sở hạ tầng vật chất, công nghệ thông tin tại LPB – Chi nhánh Bắc Ninh 87
Hình 3.8: Đánh giá của nhân viên ngân hàng về quy trình cho vay KHCN 88
Hình 3.9: Đánh giá đối với KHCN sử dụng dịch vụ theo quan điểm tín dụng 89
Hình 3.10: Đánh giá nhân viên ngân hàng về mức lãi suất cho vay của 90
LPB – Chi nhánh Bắc Ninh 90
Hình 3.11: Đánh giá chung về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và tác phong, phong cách phục vụ khách hàng cá nhân 91
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với sự kiện chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007, thành viên của hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương vào tháng 11/2015 đã đánh dấu những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sự kiện này đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức khó khăn cho tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là ngành Ngân hàng chịu tác động rất lớn từ việc mở cửa thị trường dịch vụ. Các ngân hàng thương mại trong nước đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt không những đến từ các đối thủ trong nước mà còn đến từ các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn mạnh hàng đầu thế giới như Citibank, ANZ, HSBC, Standard Chartered, Deutsche Bank,…Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó, khách hàng là nhân tố quyết định sự tồn tại của Ngân hàng. Ngân hàng nào dành được sự quan tâm và lòng trung thành của khách hàng thì Ngân hàng đó sẽ tồn tại và phát triển bền vững. Chiến lược kinh doanh hướng đến khách hàng là chiến lược kinh doanh có tầm quan trọng bậc nhất đối với mọi ngân hàng và đang trở thành kim chỉ nam trong mọi hoạt động của ngân hàng. Thu hút khách hàng mới, củng cố khách hàng hiện tại đang trở thành một phương thức kinh doanh hữu hiệu với lượng chi phí bỏ ra không quá lớn nhưng mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Làm thế nào để đem đến cho khách hàng một chất lượng dịch vụ tốt nhất để từ đó tạo ra sự hài lòng cao nhất luôn là vấn đề mà các Ngân hàng phải cố gắng thực hiện với tất cả khả năng của mình.
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Các ngân hàng thương mại đã không ngừng mở rộng hoạt động này ra nhiều đối tượng khác nhau. Đối tượng khách hàng cá nhân được các ngân hàng chú trọng để phát triển vì các ngân hàng nhận thấy nhu cầu tín dụng từ loại khách hàng này là rất lớn. Tuy rằng quy mô các khoản vay không lớn,
chi phí phát sinh cao… nhưng việc phát triển loại hình tín dụng dành cho khách hàng cá nhân giúp ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, thiết lập mối quan hệ với nhiều khách hàng, từ đó bán được các sản phẩm khác,…
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008. Đến năm 2011 Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam góp vốn vào LienVietBank và đổi tên thành LienVietPostBank. Ngân hàng LienVietPostBank – Chi nhánh Bắc Ninh được thành lập và đi vào hoạt động từ 15/07/2010, trải qua hơn 9 năm phát triển đã đạt được những thành quả nhất định trong công tác cho vay khách hàng cá nhân với nhiều dịch vụ đa dạng, với sản phẩm tiêu biểu nhất của ngân hàng là Tín dụng hưu trí. Trong các năm gần đây cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Bắc Ninh, và chủ đề nâng cao chất lượng cho vay không phải là mới nhưng nó vẫn luôn cần thiết và quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định như số lượng KHCN tăng trưởng mạnh nhưng Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế như dư nợ KHCN có tăng nhưng mức độ tăng còn thấp so với thực tế, nợ xấu vẫn tăng …Do đó, nhằm mục đích tìm hiểu và đánh giá, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay KHCN tại Ngân hàng LPB – Chi nhánh Bắc Ninh, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh” để hoàn thành luận văn thạc sỹ Kinh tế của mình, không ngoài mục đích đo lường chất lượng cho vay khách hàng cá nhân, đem đến cho khách hàng của LPB – Chi nhánh Bắc Ninh sự thỏa mãn tối đa và giúp cho LPB – Chi nhánh Bắc Ninh không ngừng phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn chế và năng lực bản thân có hạn nên tác giả mong muốn sẽ nhận được sự thông cảm và thật nhiều ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và các bạn để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như hạn chế được rủi ro phát sinh, tăng khả năng sinh lời trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng cho vay tại Ngân hàng thương mại hiện nay.
– Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu định lượng và định tính bằng bảng điều tra khảo sát ý kiến của khách hàng cũng như của nhân viên Ngân hàng.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – CN Bắc Ninh.\
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.
Luận văn sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau:
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng TMCP hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 2: Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – CN Bắc Ninh hiện nay ra sao?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào để có thể nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – CN Bắc Ninh?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – CN Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu:
– Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – CN Bắc Ninh, và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – CN Bắc Ninh giai đoạn 2019 – 2025.
-Về không gian: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – CN Bắc Ninh.
-Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2018. Số liệu sơ cấp được điều tra trong quý I/2019.
1.5 Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được trình bày trong bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận chung chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Chương 3: Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Bắc Ninh
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, cũng như kiến thức nên bài luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những góp ý, bổ sung, sửa đổi từ phía các thầy cô giáo, người đọc để bài luận văn được hoàn thiện nhất có thể.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTM.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chất lượng cho vay KHCN của NHTM
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hoạt động trước kia của các NHTM chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế có những khoản vay lớn. Hướng phát triển chung của các ngân hàng là ít chú trọng đến đối tuợng khách hàng cá nhân gây ra tình trạng lãng phí trong việc khai thác tiềm năng, cũng như lợi ích từ nhóm đối tuợng khách hàng này. Tuy nhiên, các năm gần đây các tổ chức tín dụng đều có sự dịch chuyển lớn sang đối tượng là khách hàng cá nhân hay chú trọng vào phát triển dịch vụ bán lẻ hơn. Bởi vì khi nền kinh tế phát triển thì thu nhập và nhu cầu của con người cũng cao lên, khách hàng cá nhân có số lượng rất lớn trên thị trường và nhu cầu vay vốn rất đa dạng. Lợi nhuận từ các khoản vay của khách hàng cá nhân rất cao nhưng đi kèm theo nó là rủi ro lớn. Như vậy, các nhà quản lý lãnh đạo Ngân hàng luôn phải giải quyết vấn đề làm sao đảm bảo được yếu tố then chốt đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn của Ngân hàng, đó là chất lượng cho vay đối với các khách hàng cá nhân? Thực tế, đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này.
Hãy đồng hành với Luận Văn MBA88 để nhận sự phục vụ tốt nhất.
Liên hệ:
Zalo: 0923. 73. 53. 63
Mail: Thacsi888@gmail.com
Để nhận bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây